Một số kiêng kị ở trong văn hóa của người Nhật

Sashibashi (tsutsukibashi): dùng đầu đũa cắm xuyên qua miếng thức ăn, chọc đũa vào thức ăn để ăn, xé thức ăn hay lấy thức ăn vào chén mình cũng giống như thử xem món ăn đã nấu chín chưa, có ý xúc phạm đến người đã nấu món ăn.

Đôi đũa đã xuất hiện trong đời sống của người dân Nhật Bản từ thời kỳ Nara (710 -794). Trải qua nhiều thời kì , mà theo thời gian cũng hình thành nhiều quy tắc trong cách dùng đũa của người Nhật. Khác với các quốc gia dùng đũa khác, đũa Nhật khi được đặt trên bàn ăn không được đặt thẳng về phía bên phải, bên tay cầm đũa, mà được đặt ở trước mặt người ăn, đầu đũa sẽ được đặt trên một cái gác đũa gọi là Hashioki hướng về phía bên trái. Ngoài ra trong bữa ăn, người Nhật còn có nhiều quy tắc kiêng kỵ khi dùng đũa như:

(hashiwatashi): dùng đũa chuyền thức ăn từ đôi đũa này sang đôi đũa khác. Hoặc một hình ảnh tương tự là futaribashi – 2 người cùng gắp 1 miếng thức ăn trong đĩa. Trong truyền thống lễ an táng của người Nhật, sau khi hỏa táng, theo phong tục, xương của người chết sẽ được người trong gia đình chuyền từ đôi đũa này sang đôi khác, chính vì vậy mà người Nhật luôn tránh để hai đôi đũa tiếp xúc trực tiếp trong lúc thưởng thức bữa ăn.

: ngậm đũa vào miệng để rảnh tay làm việc khác. Đây là một hành vi rất xấu trong bữa ăn. Trong trường hợp này, đôi đũa không dùng đến cần phải được gác ngay ngắn trên Hashioki (gác đũa), rồi dùng hai tay để cầm chén.

Yosebashi: dùng đũa kéo các chén (đĩa) thức ăn ở phía xa về phía mình, hoặc đẩy đĩa thức ăn ra xa. Không chỉ là hành động khó coi, việc làm này còn có thể làm xước, hư hỏng chén dĩa và bàn ăn. Cách làm đúng trong trường hợp này là dùng tay nhấc hẳn dĩa thức ăn lên rồi di chuyển đến nơi khác.

Sashibashi (tsutsukibashi): dùng đầu đũa cắm xuyên qua miếng thức ăn, chọc đũa vào thức ăn để ăn, xé thức ăn hay lấy thức ăn vào chén mình cũng giống như thử xem món ăn đã nấu chín chưa, có ý xúc phạm đến người đã nấu món ăn.

Watashibashi: gác đũa lên ngang miệng chén. Gác ngang đôi đũa lên trên miệng chén cơm có nghĩa là “tôi không cần nữa”, hoặc “gochisousama”. Giữa bữa ăn mà gác ngang đũa sẽ có nghĩa là “tôi không cần nữa”, hoặc là “dở ẹc”, là một sự xúc phạm đến người đã nấu món ăn. Khi không dùng đến, đôi đũa phải được gác ngay ngắn lên hashioki.

Hotokebash (tatebashi): cắm đôi đũa thẳng đứng trên chén cơm. Đây là hình ảnh chỉ có trên bàn cơm cúng vong linh người chết theo nghi thức Phật giáo. Do đó hình ảnh này không được phép xuất hiện trong bữa ăn. Đôi đũa Nhật Bản có nhiều thứ “đi kèm” và người dùng bữa ngoài nắm được cách ăn bằng đũa và cách hành xử sao cho đúng khi dùng bữa còn cần phải biết cách sử dụng những vật dụng này cho đúng đắn.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *