Những lỗi thường hay gặp trong khi làm hồ sơ du học Nhật Bản

Giấy tờ ngân hàng: Lỗi thường gặp: Thông tin giữa giấy xác nhận số dư và sổ tiết kiệm bị sai, thông tin người bảo lãnh bị sai, không nhìn rõ số sổ tiết kiệm, không có tên chi nhánh hay phòng giao dịch.

1. Giấy tờ photo 2 mặt và không trên khổ giấy A4: Theo yêu cầu của cục quản lý nhập cảnh, tất cả các giấy tờ đều phải photo trên giấy 1 mặt và khổ A4. Hầu hết các bạn học sinh nếu không được phổ biến quy định này thì đều dễ mắc phải lỗi. Như vậy các bạn cần lưu ý về thông tin này nhé!

2. Giấy tờ công chứng quá hạn: Hạn công chứng của giấy tờ chỉ trong vòng 3 tháng tính đến thời điểm trường Nhật ngữ nộp hồ sơ lên cục, do vậy khi hoàn thiện hồ sơ, các bạn cần lưu ý về thời gian giấy tờ công chứng đã lâu sẽ phải làm lại.

3. Sai khác thông tin trong các giấy tờ:

– Giấy khai sinh: Lỗi thường gặp lớn nhất của giấy khai sinh là ghi sai tuổi bố, mẹ. Theo cách tính tuổi của người Việt Nam thì tuổi thường được cộng thêm 1 năm được gọi là tuổi mụ, dẫn đến bị sai khác so với tuổi thật. Lỗi tiếp theo có thể gặp là: ghi thiếu thông tin trong giấy khai sinh: Những thông tin cần phải có đầy đủ như: Số, Quyển số, Nơi sinh phải ghi đầy đủ xã,huyện, tỉnh.
– Sổ hộ khẩu: Lỗi thường gặp : Ghi sai thông tin cá nhân của các thành viên trong gia đình, sai ngày tháng năm sinh, thông tin công việc không khớp với xác nhận công việc. Cần đối chiếu với các giấy tờ cá nhân khác để có thông tin chính xác nhất. Nếu có thông tin thay đổi cần đính chính trong phần cuối của sổ hộ khẩu và có xác nhận của công an xã, phường.
– Học bạ: Lỗi thường gặp: Ghi thông tin việc làm của bố mẹ sai khác so với xác nhận công việc và xác nhận thu nhập. Cần thống nhất thông tin để hồ sơ hợp logic.
– Giấy xác nhận công việc: Lỗi thường gặp: Thiếu thông tin công ty như: Mã số thuế, lĩnh vực đăng ký kinh doanh, sai thông tin người bảo lãnh, tính sai thu nhập.
– Giấy tờ ngân hàng: Lỗi thường gặp: Thông tin giữa giấy xác nhận số dư và sổ tiết kiệm bị sai, thông tin người bảo lãnh bị sai, không nhìn rõ số sổ tiết kiệm, không có tên chi nhánh hay phòng giao dịch.
– Giấy xác nhận học tiếng: Lỗi thường gặp: Thiếu thông tin cơ bản của học viên, tính thời gian học sai.
– Ảnh: Lỗi thường gặp: chụp ảnh sai cỡ, thiếu ảnh. Ảnh chụp thời gian đã lâu.

Bên cạnh những lỗi thường gặp ở trên, mỗi học sinh sẽ có thể gặp những vấn đề riêng khác. Đồng thời, quy định và tiêu chuẩn về hồ sơ của nhà trường và Cục quản lý xuất nhập cảnh luôn thay đổi từng kỳ. Do vậy, để không bị trượt COE, bạn nên tìm đến những trung tâm tư vấn du học uy tín với đội ngũ làm hồ sơ chuyên nghiệp.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *